Đục thủy tinh thể
1.Giới thiệu:
-Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới đang chịu ảnh hưởng của bệnh cườm đá, người cao tuổi chiếm 90%, WHO chỉ ra rằng, 75% nguyên nhân gây mù có thể điều trị hoặc phòng tránh được, mà đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù hàng đầu, nhưng có thể điều trị qua phẫu thuật.
2.Định nghĩa cụ thể về bệnh đục thủy tinh thể
– Bệnh đục thủy tinh thể (Cataract) hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô là hiện tượng đục mờ thể thủy tinh. Thể thủy tinh cấu tạo chủ yếu từ nước, protein và một số chất hóa học khác. Do lão hóa hoặc do một số nguyên nhân khác, các chất protein này kết đám, thể thủy tinh trở nên xơ cứng và trở nên đục.
Nguồn:https://jieh.vn/uploads/news/duc-thuy-tinh-the.jpg
3. Các yếu tố nguy cơ gây đục thể thủy tinh:
– Môi trường sống ô nhiễm nhiều tia tử ngoại, khói bụi, vi khuẩn…
– Mắc các bệnh về mắt tái đi tái lại nhiều lần: viêm giác mạc, viêm kết mạc, chấn thương mắt, khô mắt…
– Người mắc các bệnh mạn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh về mắt…
– Tác dụng phụ của một số thuốc như corticoid (prednisolon,…), thuốc hạ mỡ máu (simvastatin,…), thuốc chống loạn nhịp tim (amiodarone,…), thuốc trầm cảm (phenothiazin,…)…
– Dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch nên không bổ sung được đầy đủ dưỡng chất cho mắt.
– Dùng quá nhiều chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá…
– Tiếp xúc nhiều với các xạ ion hóa được sử dụng trong X-quang và xạ trị ung thư.
Việc sử dụng kính trong giai đoạn đầu có thể giúp bạn đối phó với bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn thị giác cản trở hoạt động của bạn, phẫu thuật có thể là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất.
Có nhiều loại đục thủy tinh thể khác nhau và chúng được phân loại dựa trên vị trí và cách chúng phát triển trong mắt bạn:
- Đục hạt nhân: Hình thành ở giữa thủy tinh thể và làm cho nhân hoặc vùng trung tâm có màu vàng hoặc màu nâu dẫn đến khó phân biệt màu sắc.
- Đục vỏ não: Thường bắt đầu là những vệt mờ hoặc vệt trắng ở rìa ngoài của vỏ ống kính, khi nó phát triển, những vệt kéo dài đến trung tâm và cản trở ánh sáng đi qua tâm thấu kính
- Đục bao sau: Bắt đầu với một vùng nhỏ, tình trạng mờ đục thường hình thành gần mặt sau của thủy tinh thể, ngay trên đường đi của ánh sáng làm giảm tầm nhìn khi có ánh sáng chói. Loại này có xu hướng tiến triển nhanh hơn những loại khác
4. Đối tượng thường mắc bệnh đục thủy tinh thể và nguyên nhân gây đục thủy tinh thể .
Đa số các số các trường hợp gặp phải bệnh đục thủy tinh thể mắt là người lớn tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Một số khác đến từ các rối loạn bẩm sinh hoặc do tai nạn, chấn thương và biến chứng của các bệnh lý toàn thân.
Các chuyên gia chia những nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể thành hai nhóm chính là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
- Tuổi tác: Khi con người già đi, những sự thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc protein thủy tinh thể dẫn đến đục thể thuỷ tinh.
- Bẩm sinh: Trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn si truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể phát triển do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai.
- Các nguyên nhân thứ phát: Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường cũng có thể biến chứng thành đục thể thuỷ tinh. Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid (nhỏ cũng như uống), thuốc hạ mỡ máu (simvastatin,…), thuốc chống loạn nhịp tim (amilodarone,…), thuốc trầm cảm (phenothiazin,…)… làm tăng nguy cơ đục thể thuỷ tinh.
- Chấn thương: Một số chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành đục thể thuỷ tinh ngay hoặc sau nhiều năm.
- Các nguyên nhân khác: bao gồm mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), tia X và bức xạ khác trong lúc xạ trị. Ánh nắng mặt trời đã được chứng minh làm đục thể thuỷ tinh gấp 2 đến 3 lần nhóm chứng và không thể xem là yếu tố phối hợp. Rối loạn dinh dưỡng, ỉa chảy mất nước, thiếu hụt các yếu tố chống oxi hoá, hút thuốc, uống rượu cũng là những yếu tố phối hợp quan trọng.
5. Triệu chứng thường gặp?
Bệnh nhân mắc phải đục thủy tinh thể mắt có thể trải qua các cấp độ từ nhẹ đến nặng. Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt nhưng không thể lây từ mắt này sang mắt kia. Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể là:
- Nhìn mờ dần vùng trung tâm
- Mắt nhìn mờ có màng che như sương mù, không đau nhức
- Nhìn thấy điểm đen hoặc vệt đen trước mắt (hiện tượng ruồi bay).
- Lóa mắt, chói mắt khi nhìn mặt trời hay đèn xe
- Màu sắc xung quanh mờ nhạt
- Song thị (nhìn thấy 2 hình do ánh sáng đi qua thể thủy tinh bị tán xạ)
- Suy giảm thị lực vào ban đêm
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Mỏi mắt khi đọc sách báo quá lâu, phải thay đổi kính gọng thường xuyên.
Có một điểm phải hết sức lưu ý, đục thủy tinh thể từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn thường kéo dài khá lâu, nếu không chú ý sẽ dễ lầm tưởng với các bệnh thông thường, do đó các triệu chứng ban đầu thường bị bỏ qua, đến khi bệnh chuyển biến nặng thì đã muộn.